3 món lẩu miền Tây làm say lòng du khách.

0
(ĐĐDL Tổng Hợp) Lẩu cá linh bông điên điển , lẩu cháo cua đồng, lẩu mắm rau đắng… là những món hấp dẫn không thể nào bỏ qua khi một lần đến với miền Tây. Quây quần trước nồi lẩu nghi ngúc khói mới cảm nhận hết cái tình của người dân miền Tây. 

Lẩu cá linh bông điên điển

Vào mùa nước nổi khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 (âm lịch) hàng năm cũng là lúc cá linh xuất hiện  nhiều và tươi ngon nhất. Cũng trong mùa nước nổi này cũng là lúc bông, điên điển đua nhau nở rộ khắp mé sông. Chỉ đến miền Tây vào mùa nước nổi mới có thể thưởng thức được sự kết hợp của bông điên điển và cá linh hoà quyện nhau để tạo nên món lẩu cá linh ngon nức tiếng.

Cá linh tươi sau khi được làm sạch thì tẩm ướp gia vị đậm đà. Sau đó, cho nước dừa vào nồi lẩu để nấu, rồi dầm chút me lấy vị chua (tương tự như nấu canh chua). Để nước lẩu thơm ngon, dậy mùi, và không tanh thì bao giờ cũng cho thêm tỏi phi và rau ngò gai. Cá linh vốn nhỏ và mau chín, nếu nấu lâu dễ nát thì thế nên chỉ khi nào chuẩn bị ăn mới trút cá linh vô nồi và cho thêm bông điên điển vào để vừa mềm thì tắt bếp. Món lẩu cá linh thường ăn kèm với bún tươi hoặc cơm nóng.

kinh-nghiem-du-lich-dong-thap-8

Lẩu cá linh bông điên điển luôn làm nức lòng người con miền Tây xa quê.

Lẩu cháo cua đồng:

Để có một lẩu cháo cua đồng thơm ngon, chọn cua ngon là điều quan trọng hàng đầu. Cua đồng phải tươi sống, sau khi rửa sạch, bỏ yếm, gỡ mai và giã nát thịt cua,  tẩm ướp thêm gia vị nêm nếm cho đậm đà rồi cho vào nồi nước sôi. Thịt cua sau khi chín thì vớt ra, chắt ráo nước, thịt cua sẽ đông lại thành từng mảng lớn, cắn một miếng vị thơm của cua làm ngây ngất vị giác.

Để món ăn thêm đặc sắc, trong nồi lẩu còn được cho thêm nấm rơm, hành tím, hẹ để tăng thêm hương vị. Lưu ý món cháo nấu cua đồng không nấu cháo đặc sệt mà phải loãng để vừa nhúng rau, vừa ăn. Rau ăn kèm với lẩu cháo cua đồng là những loại rau dân dã  như rau ngót, mồng tơi, rau má… Lẩu cháo cua đồng không cần dùng kèm với bún hoặc mì. Chỉ cần múc cháo vào chén rồi nhún rau ăn kèm.

6251287F0412832208617F635F279739

Lẩu cháo cua đồng là món ăn dân dã, nhưng hấp dẫn khó quên.

 

Lẩu mắm rau đắng:

Hương vị đậm đà, đặc trưng mà chỉ  cần một lần húp nước dùng của nồi lẩu mắm, thì ấn tượng sẽ khó quên được. Lẩu mắm từ lâu đã trở thành món ăn đặc sản của người dân miền Tây sông nước. Một nồi lẩu mắm quyết định bởi vị mắm và cà tím nấu cùng. Lẩu mắm với vị ngọt dễ chịu, chút cay cay thơm mùi sả ớt cùng mùi thơm đặc trưng dậy mùi của mắm.

Nấu lẩu mắm thường là ba loại: mắm sặt, mắm trèn và mắm linh. Ngoài ra, trong nồi lẩu còn có: thịt ba rọi, cá hú, tôm, mực… ăn kèm.  Lẩu mắm thường được ăn kèm với nhiều loại rau, trong đó đúng vị nhất là ăn kèm với rau đắng. Bên cạnh đó còn có rau cù nèo (kèo nèo), bông súng, rau muống, rau nhút, đậu rồng… Lẩu mắm phải ăn kèm với bún, rau dùng kèm cũng chỉ nhúng vào nước dùng sôi và lấy ra liền nếu để lâu thì rau mềm nhũn không ngon.

8512cf2615f436c62fbf0a3f82761f51(1)

Lẩu mắm mang hương vị đặc trưng khó quên.

Địa Điểm Du Lịch Tổng hợp / Theo Tuổi Trẻ.

 

 

Leave A Reply