Dẻo thơm vị bánh mật Vĩnh Lộc

0
[ĐĐDL] Cái vị ngọt mát của đường mật, cái dẻo của nếp mới, hòa cùng vị bùi bùi của nhân đậu xanh, hương vị của bánh mật luôn làm người con xa xứ rạo rực nhớ quê hương Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.

Không quá nổi tiếng và được ưa chuộng như các loại bánh chưng, bánh lá, hay bánh giày…, bánh mật thông thường chỉ được người dân Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh hóa làm trong những dịp lễ, tết đặc biệt hoặc làm quà biếu nhau.

Để chế biến được một mẻ bánh mật ngon, yếu tố quan trọng là phải chọn được loại gạo nếp ngon (yếu tố này quyết định đến hơn 50% hương vị của bánh sau khi hoàn thành). Gạo nếp sau khi sàn lọc kĩ thì được mang đi xay thành bột (bột gạo được xay càng mịn thì lớp vỏ bánh làm ra càng dẻo). Bước tiếp theo, cho mật vào trộn đều với bột, phải là người có kinh nghiệm nhào bột mới có thể điều chỉnh để bột không quá khô hay nhão, từ đó vị bánh sẽ ngọt hay nhạt mà không ngon.

Công đoạn tiếp theo là chuẩn bị nhân bán. Đậu xanh đã bóc bỏ vỏ được ngâm nước rồi mang đi nấu chính cho mềm, trong lúc nấu có thể cho thêm ít muối để nhân bánh đậm đà hơn. Khi nhân chín, mang ra giã nát rồi cho mật vào trộn đều.

Khác với bánh chưng, bánh tét đều gói bằng lá chuối tươi, thì lá gói bánh mật phải là lá chuối khô.  Sau khi lau chùi sạch sẽ lá được cắt thành từng mảnh đều nhau rồi xếp lại thành cặp, để tránh mất thời gian khi gói bánh. Muốn bảo quản bánh được lâu và và giữ được mùi thơm đặc trưng thì lá chuối phải để khô tự nhiên, không hơ lá qua lửa,vì như thế bánh dễ hỏng, đồng thời mất đi hương vị đặc trưng.

banhmat3-1351658530_500x0

Bánh mật được xem như món quà quê làm ấm lòng những người con xa xứ.

Công đoạn gói bánh chính là giai đoạn đòi hỏi tay nghề của người làm. Đầu tiên, nặn bột thành viên tròn, sau đó cán mỏng lại để có độ lõm ở phần giữa. Tiếp theo cho nhân vào giữa vỏ bánh rồi gấp lại, nên chú ý hàn kín vỏ bánh  tránh làm hở nhân bên trong,vì như thế bánh dễ ôi thiu. Sau đó, đặt bánh và nhân vừa nặn vào lá, cuộn tròn để bánh có hình ống dài, sử dụng dây buộc hai đầu cho kín. Nên buộc dây chặt tay  để nước không vào được trong bánh, đồng thời bánh có hình dáng đẹp mắt sau khi hoàn tất.

Công đoạn cuối cùng là nấu bánh, bánh gói xong để lên bếp hấp cách thủy. Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây thì thời gian nấu bánh độ khoảng một nén nhang. Sau khi bánh chín, đợi bánh nguội và ráo nước thì bóc bỏ lớp lá bên ngoài, cắt thành từng khoanh như giò.

Địa Điểm Du Lịch Tổng hợp / Theo Tuổi Trẻ

Leave A Reply