Khám phá nhưng cử chỉ chào hỏi trên thế giới

0

(ĐĐDL Tổng hợp) Trên thế giới có vô số cách chào hỏi với các cử chỉ, điệu bộ khác nhau, và ở nhiều nơi, các cách chào hỏi truyền thống đã trở thành một phần không thể thiếu của nền văn hóa bản địa.
Xem thêm:

Cách chắp tay của người Ấn Độ, cúi đầu ở Nhật Bản hay hôn má ở nhiều quốc gia châu Âu là một trong nhiều cách chào hỏi đã tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa và truyền thống của riêng họ. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng lướt qua một số cách chào hỏi thú vị ở các quốc gia khác nhau và ý nghĩa của nó. Có thể bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi có cơ hội du lịch đến những nơi này.

1. Thè lưỡi (Tây Tạng)

Ngay từ khi còn nhỏ chúng ta được dạy rằng không được lè lưỡi vì đó là biểu hiện của sự thô lỗ. Nhưng ở Tây Tạng, đó là cách chào mọi người cũng là cách thể hiện sự tôn trọng. Vào thế kỷ thứ IX, có một vị vua Tây Tạng độc ác tên Lang Darma với cái lưỡi đen. Sau khi ông mất, mọi người thường thè lưỡi ra để chứng tỏ họ không phải là hiện thân của vị vua độc ác này. Sau đó, thói quen này trở thành phong tục và bắt đầu được dùng để chào hỏi.

Đặt tay lên ngực (Malaysia)

bestie cach chao hoi 2

Đặt tay lên ngực

Người Malaysia chạm nhẹ vào tay của đối phương và sau đó đặt tay lên ngực trái biểu thị “Tôi chào đón bạn từ sâu thẳm trong tim”. Cử chỉ này thường dùng để biểu thị sự cảm ơn và hoan nghênh.

Phun nước bọt (bộ lạc Massai)

bestie cach chao hoi 3

Phun nước bọt

Cách chào hỏi này khiến khá nhiều người Việt Nam phải e ngại. Tuy nhiên, đối với người dân ở bộ lạc Massai, đây là cách chào hỏi thân thiện nhất khi họ tiếp đón một người bạn mới quen. Thú vị hơn, họ còn cho rằng nếu phun nước bọt dính càng nhiều vào đối phương thì càng thể hiện sự nồng nhiệt.

Chạm tay lên trán (Philippines)

bestie cach chao hoi 4

Chạm tay lên trán

Mano (chạm tay lên trán), còn được gọi là Pagmamano, là cử chỉ trong văn hóa của người Phillippines biểu thị sự kính trọng người lớn tuổi và để nhận phúc lành từ họ. Người nhỏ tuổi sẽ cúi đầu hướng về người lớn tuổi và nắm tay người lớn tuổi ấn nhẹ vào trán của mình. Đôi khi, người nhỏ tuổi sẽ kính cẩn hỏi “Mano po” (Xin phép, nắm tay của ông/bà) để tìm kiếm sự đồng ý từ người lớn.

Chào nhau qua khăn lụa (Mông Cổ)

bestie cach chao hoi 5

Chào qua khăn lụa

Hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn thường sử dụng một hada (tấm vải bằng lụa hoặc coton) cho những lần gặp mặt người quen hay khách lạ đến nhà. Khi đó, bạn phải nhẹ nhàng cầm dải lụa bẳng cả hai tay và từ từ cúi thấp người xuống. Đây là một kiểu chào hỏi đậm chất truyền thống và rất quan trọng đối với người bản địa, thể hiện sự tôn trọng văn hóa Mông Cổ.

Chạm mũi (người Maori, New Zealand)

bestie cach chao hoi 6

Chạm mũi

Hongi là cách chào hỏi truyền thống của người Maori ở New Zealand. Hai người chạm mũi và trán vào nhau như một cách để truyền cho nhau “hơi thở của sự sống”. Mục đích của việc này tương tự như cái bắt tay trang trọng trong văn hóa phương Tây. Với cách chào hỏi tiếp xúc này, bạn không còn là một du khách mà là một cư dân của vùng đất này.

Chào hỏi bằng bánh mì và muối (Nga)

bestie cach chao hoi 7

Chào hỏi bằng bánh mì

Mặc dù hiện tại người Nga đã quen với việc bắt tay cho những lần tiếp xúc, chào hỏi, tuy nhiên ở một số vùng nông thôn, bánh mì và muối vẫn là hai thứ không thể thiếu được khi chủ nhà ra mặt chào hỏi khách. Họ thường đặt bánh mì và lọ muối lên một chiếc khăn vuông, khi gặp khách vào nhà, thay vì cúi đầu chào hay bắt tay, họ sẽ trao ngay vật này cho người đó. Trong văn hóa của người Nga, bánh mì tượng trưng cho lòng hiếu khách, còn muối thể hiện ước muốn mối quan hệ bền chặt, do đó khi quyết định chào hỏi bằng cách này nghĩa là họ đã coi bạn như người trong một nhà.

Cúi gập người (Nhật Bản, Hàn Quốc)

bestie cach chao hoi 8

Cúi gập người

Hành động lịch sự này không mấy xa lạ với người Việt Nam vì thỉnh thoảng chúng ta cũng có thể chào nhau bằng cách cúi gập người. Trong văn hóa người Nhật hay Hàn, cúi gập người trước đối phương là sự thể hiện lòng tôn trọng và biết ơn. Không chỉ trong chào hỏi, cách cúi gập người cũng được thể hiện trong việc xin lỗi, cảm ơn.

Chắp tay (Ấn Độ, Thái Lan)

bestie cach chao hoi 9

Chắp tay

Namaste là cách chào hỏi trang trọng ở Ấn Độ dùng trong chào hỏi, cảm ơn và chào tạm biệt nhau. Thực hiện Namaste, đầu hơi cúi nhẹ và chắp hai bàn tay vào nhau với các ngón tay chỉ lên trên (giống như cầu nguyện). Nó bắt nguồn từ phong tục Ấn Độ giáo và cử chỉ này (Anjali Mudra) có nghĩa là “Tôi cúi đầu chào linh hồn bên trong bạn”. Cử chỉ này cũng được dùng ở một số nước châu Á khác như Thái Lan (gọi là Wai và vừa chắp tay vừa nói sawatdi) và Sri Lanka (nói Ayubowan, nghĩa là “bạn sẽ sống thật thọ”).

Nhướng mày (Micronesia)

bestie cach chao hoi 10

Nhướng mày

Micronesia với 4 quần đảo chính bao gồm hàng ngàn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, mỗi đảo có nghi thức và tục lệ riêng. Tại quần đảo Marshall, mọi người nhướng lông mày để biểu thị rằng họ đã biết được sự hiện diện của ai đó và bày tỏ đồng ý. Vì thế khi đến Micronesia, đừng cảm thấy ngạc nhiên hay bị xúc phạm nếu ai đó nhướng mày với bạn – đó chỉ đơn giản là cách họ chào đón bạn.

Bắt tay và Hôn (Ả rập Saudi)

 

bestie cach chao hoi 11

Bắt tay

Ở Ả Rập Saudi và các quốc gia Trung Đông khác, cách chào hỏi phổ biến là nói As-Salaam-Alaikum (cầu mong anh bình an), người kia trả lời WalaikumAs-Salaam (tôi cũng cầu mong anh bình an). Đối với đàn ông, họ còn bắt tay (dùng tay phải), sau đó là hôn ở hai má và đặt tay trái trên vai phải của đối phương.

Hôn má (Châu Âu)

bestie cach chao hoi 12

Hôn quá

Hôn má là cử chỉ chào hỏi biểu thị tình bạn, bày tỏ sự tôn trọng, chúc mừng ở một số quốc gia châu Âu và khu vực Địa Trung Hải. Ở Tây Ban Nha, Italia và Pháp, mọi người trao nhau 2 nụ hôn má hoặc hôn gió. Ở Bỉ, Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ và Nga, người ta trao nhau 3 nụ hôn má hoặc hôn gió. Thường khi phụ nữ sẽ hôn cả phụ nữ và đàn ông trong khi đó đàn ông thường chỉ hôn nữ, đàn ông chỉ hôn chào hỏi đàn ông nếu trường hợp họ là bạn thân hoặc đã quen biết.

Địa điểm du lịch tổng hợp/ theo Vnexpress du lịch

Comments are closed.