Đến động Âm Phủ cảm triết lý nhà Phật

0
(ĐĐDL Tổng Hợp) Ở thành phố biển Đà Nẵng, có một hang động mang tên Âm Phủ hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc thu hút khoảng nửa triệu lượt khách mỗi năm.

Nằm trong núi Thủy Sơn thuộc cụm danh thắng Ngũ Hành Sơn, động Âm Phủ là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn trải nghiệm cảm giác thiền định, hay chiêm nghiệm những triết lý cuộc sống. Tương truyền vua Minh Mạng trong lúc vi hàn vào thế kỉ XIX đã phát hiện ra dãy núi Ngũ Hành Sơn – cái rốn của vũ tru theo thuyết âm dương, và gọi nơi đây là Nam Thiên Danh Thắng.

5

Các cột sáng ở trong động tạo ra bởi khe núi.

Muốn đi vào động, phải bước qua chiếc cầu Âm Dương trên sông Nại Hà.  Đây cũng là ranh giới giữa thiên đường và địa ngục: hai cửa ngõ con người sau khi chết sẽ đi đến, tùy theo hành động thiện – ác người đó làm khi còn sống. Theo quan điểm của nhà Phật, âm phủ là nơi xét xử những người có tội sau khi họ chết đi, nơi công lý được thực thi theo luật nhân quả. Thực tế, nơi này cũng chia làm hai ngả theo quy luật trên. Theo truyền thuyết, bà Thanh Đề khi sống gây nhiều tội lỗi nên lúc chết bị đày xuống ngục này. Chiếc cầu này được tạo nên bởi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân làng mỹ nghệ Non Nước cách đây hàng trăm năm.

6

Cầu Âm Dương – cửa ngõ vào động Âm Phủ

Lối đi vào động khá tối và âm u, với tiếng gió thổi vi vu đến rợn người. Men theo con đường này, du khách có thể chứng kiến 12 cửa ngục với 12 vị phán quan cai quản tội nhân xếp theo mức tăng dần các tội lỗi và hình phạt. Những bức tượng “đầu trâu mặt ngựa” tái hiện lại cảnh trừng phạt những người gian ác hiện mờ mờ trong ánh sáng chập chờn, cho ta cảm giác rất thật, có phần e sợ. Ngoài ra còn có cân Công Lý để cân nhắc công và tội con người, suối Giải Oan để gột rửa oan ức.

2

Cán cân Công Lý nhắc nhở con người phải cẩn trọng hành động ở hiện tại.

Thuyết âm dương còn nói về sự chuyển tiếp, luân hồi. Vì thế, trong động Âm Phủ có cả đường lên Thiên Đàng là những bật thang được phủ ánh sáng trời. “Đỉnh trời” quay về hướng đông, nhìn ra biển mênh mông bát ngát. Bên dưới là làng nghệ tạc đá Non Nước với nhiều chùa chiền ẩn hiện dưới tán cây. Dọc ngả đường này, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh khi gặp khác nhiều bức tượng các vị thần tiên, bồ tát như Bát Tiên, Phật Bà Quan Tâm, Phật Tổ Như Lai, thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh…

Đến với động Âm Phủ, ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp thật bí và nét độc đáo của cảnh thiên nhiên, ta còn được hòa mình vào cõi tịnh để nhìn lại bản thân.

Tổng hợp / Theo Tuổi Trẻ/Theo Tuổi Trẻ.

Leave A Reply