Những điều cấm kỵ khi đi du lịch ở nước ngoài

0

(ĐĐDL Tổng hợp) Đến những quốc gia này bạn phải cực kỳ lưu ý những lệnh cấm để không bị phạt một cách vô cớ làm mất hứng khi đàn đi du lịch nha!

Xem thêm:

Cấm đánh đòn ở Thụy Điển

Năm 1979, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên áp dụng luật cấm đánh đòn nhưng không mấy thành công. Thay vì mang lại giá trị tích cực, luật này gây ra nhiều hậu quả như con cái lên án cha mẹ hay trẻ em bỏ nhà ra đi chỉ vì bị tát. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác như Phần Lan, Na Uy và Áo vẫn quyết định áp dụng luật này nhằm bảo vệ trẻ em.

728px-give-a-spanking-step-10-version-4

Mục đích bảo vệ trẻ em

Cấm quần áo màu vàng ở Malaysia

Đây là điều cần lưu ý vì ít ai quan tâm đến màu sắc trang phục khi ở nước ngoài. Năm 2011, chính quyền Malaysia cấm mặc các bộ quần áo màu vàng. Những vật dụng nhỏ nhất như sợi dây giày màu vàng cũng bị cấm. Nếu bị phát hiện vi phạm, người dân sẽ phải đóng phạt lên đến 1.000 euro vì tội “đe dọa an ninh”.

nhung-lenh-cam-can-biet-khi-di-du-lich-3

Màu vàng mang ý nghĩa đe dọa an ninh

Cấm ăn món dồi Haggis tại Mỹ

Dồi Haggis là món ăn truyền thống của Scotland làm từ bộ đồ lòng của cừu gồm tim, gan và phổi. Tuy nhiên, tại Mỹ, phổi cừu là thực phẩm bị cấm nên món dồi Haggis cũng không được phép xuất hiện trong thực đơn suốt 40 năm qua.

cau-chuyen-thu-vi-ve-8-mon-an-bi-cam-tren-the-gioi

Món dòi bị cấm nhằm bảo vệ loài cừu

Cấm điện thoại di động tại Cuba

Dưới thời của cựu Chủ tịch Fidel Castro, chỉ có các quan chức cấp cao trong chính phủ và công ty nước ngoài mới được quyền có điện thoại di động. Tháng 3-2008, Chủ tịch Raul Castro quyết định dỡ bỏ lệnh cấm này, chấm dứt tình trạng mua bán điện thoại di động lén lút tại các chợ đen.

tu-58-su-dung-dtdd-o-cay-xang-se-bi-phat-den-5-trieu-dong-2

Cấm điện thoại di động

Cấm ăn kẹo cao su tại Singapore

Từ năm 1992, chính phủ Singapore cấm người dân bán và nhai kẹo cao su bởi lẽ loại kẹo này gây mất vệ sinh đường phố và gây ảnh hưởng không tốt cho môi trường. Nhờ Hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và Singapore, kể từ năm 2004 luật này được nới lỏng hơn một chút. Theo đó, những người nhai kẹo cao su vì lý do trị liệu sẽ không bị phạt.

nhung-dieu-luat-du-lich-ki-la-tren-the-gioi4

Cấm kẹo cao su để bảo vệ môi trường

Cấm hoa nhài tại Tunisia

Chính quyền Tunis đã cấm trồng hoa nhài kể từ sau cuộc Cách mạng Hoa Nhài năm 2010. Trong thời gian diễn ra cách mạng, người dân tràn ra đường biểu tình phản đối nạn tham nhũng, thất nghiệp, giá thực phẩm tăng. Bạo loạn lên đến đỉnh điểm khiến Tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ và phải tháo chạy khỏi đất nước sau 23 năm cầm quyền.

goi-y-10-loai-hoa-canh-dep-lau-tan-choi-tet-20160721140227450

Hoa nhài cấm sau cuộc cách mạng hoa nhài

Cấm xe tập đi cho em bé tại Canada

Kể từ năm 2004, những bà mẹ Canada không được phép sử dụng các xe tập đi cho con mình. Theo chính phủ, loại xe này làm chậm quá trình phát triển thể chất của trẻ. Canada cũng là quốc gia đầu tiên đưa ra lệnh cấm này. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu về An toàn trẻ em cũng khuyên các bậc cha mẹ không nên sử dụng xe tập đi cho trẻ.

083249_xe-tap-di-1

Xe tập đi có khả năng gây tai nạn cho trẻ em

Cấm túi nhựa tại Bangladesh

Năm 2002, Bangladesh trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm sử dụng túi nhựa để tránh ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, chỉ một năm sau đó, các nhà kinh doanh bắt đầu phân phối túi nhựa bất chấp lệnh trừng phạt.

1561320

Túi nhực bị cấm tại Bangladesh

Cấm ngày tình nhân (14/2) ở Saudi Arabia

Theo các tờ báo địa phương ở Saudi, ngày Lễ tình nhân (Valentine) “khuyến khích các mối quan hệ thiếu đạo đức giữa nam và nữ chưa kết hôn”. Vì vậy, trong ngày này, người dân không được phép ăn mừng và cũng không được bán các món hàng có màu đỏ như hoa hồng, thiệp, hộp sôcôla…

Indonesian female students from a local Islamic boarding school hold up anti-Valentine's Day placards during a protest in Surabaya, East Java province on February 13, 2012. Conservative Indonesian Islamic groups denounced Valentine's Day, saying it is un-Islamic, promoting promiscuity, casual sex and consumption of alcohol while other groups described the day as foreign cultural influence.    AFP PHOTO / JUNI KRISWANTO

Họ cho rằng các mối quan hệ đạo đức sẽ bị vi phạm vào ngày này

Cấm trò chơi điện tử ở Hy Lạp

Kể từ năm 2002, chính quyền Athens đã cấm người dân chơi điện tử. Các quy định trong lệnh cấm khá mơ hồ vì ban đầu chính quyền chỉ dự kiến cấm các máy trò chơi điện tử. Năm 2003, dưới áp lực của Liên minh châu Âu (EU), chính quyền buộc phải chỉnh sửa một số điều khoản. Tuy nhiên, trò chơi điện tử vẫn bị cấm trong các quán cà phê Internet.

photo-1-1470105705419-2-4-253-495-crop-1470105751530

Các trò chơi điện tử bị cấm

Địa điểm du lịch tổng hợp/ theo Vnexpress

 

Comments are closed.