Thế giới Hobbit ngoài đời thực

0
[ĐĐDL] Ít ai có thể ngờ những khung cảnh thơ mộng nhưng hùng vĩ trong loạt phim điện ảnh Hobbit hoàn toàn có thật ngoài đời. Những ai là fan của loạt phim kì bí thì đừng nên bỏ qua những địa điểm này nhé!

Làng Hobbiton

Hobbiton là ngôi làng của những người lùn có chiều cao bằng một nửa người bình thường. Khung cảnh chính của loạt phim Hobbit. Đối với những người đã từng theo dõi loạt phim về người Hobbit, đây là khung cảnh gần gũi và đặc biệt nhất trong phim.

Đây là ngôi làng nhân tạo 100%, được xây dựng ở Matamata, Waikato, Bắc New Zealand để phục vụ cho hai tác phẩm kinh điển của đạo diễn Peter Jackson. Thật bất ngờ khi biết điều này bởi lẽ khung cảnh thiên nhiên rất giống những cánh rừng thực thụ.

1(Khung cảnh xanh mát của ngôi làng)Khung cảnh xanh mát của ngôi làng

Ở làng Hobbit, các nhà sản xuất đã phải xây dựng tổng cộng 37 hố nhỏ làm nhà cho các nhân vật trong phim. Các hố này được tạo nên bằng giàn giáo và nhựa dẻo, sơn. Vì vậy, mặc dù trông bên ngoài rất đẹp nhưng nó chỉ mang tính thẩm mỹ và chỉ dùng được ở trên phim mà thôi.

Điểm trung tâm của ngôi làng Hobbit chính là ngôi nhà Bag End thuộc sở hữu của Bilbo Baggins – nhân vật chính trong loạt phim này. Để phục vụ các cảnh quay, đoàn làm phim đã phải thu thập rất nhiều gỗ sồi, tán cây ở khu vực gần đó để phủ xung quanh nhà, tạo nên khung cảnh cổ xưa, gần gũi với thiên nhiên.

Thung lũng Hinuera

Thung lũng Hinuera được sử dụng làm khu rừng nhện quỷ và nằm rất xa ngôi làng Hobbit. Tuy nhiên trong đời thực, thung lũng Hinuera lại là nơi ở gần Hobbiton nhất trong số các phim trường chính của phim. Trong phim, khu rừng được đặt tên là Mirkwood.

2(Bên dưới thung lũng là cánh rừng ma mị Mirkwood tuyệt đẹp) Bên dưới thung lũng là cánh rừng ma mị Mirkwood tuyệt đẹp

Thị trấn Twizel

3Thị trấn Twizel Twizel là thị trấn lớn nhất của quận Mackenzie, Canterbury, New Zealand

Twizel là thị trấn lớn nhất của quận Mackenzie, Canterbury, New Zealand. Twizel đã được sử dụng trong cả hai bộ phim The Hobbit với cảnh đàn chó sói rượt đuổi những người lùn và The Lord Of The Rings trong trận chiến cuối cùng.

Vườn Quốc gia Fiordland

4Vườn Quốc gia Fiordland Vườn Quốc gia Fiordland tọa lạc tại phía Tây Nam của quốc đảo New Zealand.

Đây là vườn quốc gia lớn nhất trong số 14 vườn quốc gia ở New Zealand, với diện tích khoảng 12.500 km². Fiordland dường như không hề thay đổi qua thời gian. Tại đây các bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh quan trên Trái Đất hàng triệu năm trước, khi mà con người còn chưa xuất hiện. Trước đây vào những năm 60, chính phủ New Zealand thậm chí phải “khuyến khích” việc săn bắn loài hươu đỏ vì chúng quá đông và đe dọa hệ thống sinh thái của Fiordland. Trong phim, vườn quốc gia này được dùng quay cảnh diều hâu đưa Gandalf, Bilbo và những người lùn chạy trốn khỏi đàn yêu tinh Orc.

Đồi Đại Bàng

5Đồi Đại Bàng Ngọn núi Earnslaw (có nghĩa là Đồi Đại Bàng) có độ cao 2.819 mét nằm ở vùng Glenorchy, Nam New Zealand.

Ngọn núi này ban đầu được thổ dân địa phương gọi là Pikirakatahi. Tới thế kỷ XIX, John Turnbull Thomson, một kiến trúc sư người Anh đã tới đây và đổi tên cho ngọn núi theo quê hương của cha ông, làng Earnslaw ở Berwickshire, Scotland. Trong phim về người Hobbit, ngọn núi được dùng làm bối cảnh sông Cả Anduin cũng như nằm trên hành trình phiêu lưu của các nhân vật người lùn. Mặt phía bắc của ngọn núi gần như được bao phủ hoàn toàn bởi một lớp băng dày và những thác nước do băng tan đổ xuống. Những mô đá và dòng nước chảy nơi đây làm tất cả những ai từng tới đây có cảm giác như đang bước đi trong một cuốn tiểu thuyết giả tưởng.

Sông Pelorus

6Sông PelorusCon sông Pelorus nằm ở vùng Marlborough, phía Nam của quốc đảo New Zealand

Đây là một điểm lý tưởng cho những bạn thích cắm trại hay bơi lội trên dòng sông tráng lệ. Sông Pelorus trước đây được người Maori đặt tên là Hoeire. Sau này vào năm 1838, Đại úy hải quân Anh Chetwode trong một lần đi ngang qua con sông đã đặt lại tên nó theo con tàu mà ông đang đi, tàu hoàng gia Anh Pelorus. Pelorus nổi tiếng với những mỏ vàng ngầm, nên những cánh rừng nơi đây đã bị người Châu Âu tàn phá để xây dựng hầm mỏ. Sau này vào năm 1903, nhận ra tầm quan trọng của thắng cảnh nơi đây, một đạo luật bảo vệ phong cảnh đã được chính quyền New Zealand ban hành.

Bộ phim The Hobbit đã thực hiện cảnh quay trên sông Pelorus trong vòng 4 ngày. Ít ai biết, đoàn làm phim đã rất may mắn khi tiến hành quay phim tại đây vì chỉ một ngày sau khi họ hoàn thành công việc, một cơn lũ đã tràn xuống và làm nước sông Pelorus dâng lên tới hơn 4 mét.

Địa Điểm Du Lịch Tổng hợp / Theo Tuổi Trẻ

Leave A Reply