Trà Vinh – nét đẹp du lịch đến từ giao thoa văn hóa

0
(ĐĐDL Tổng Hợp) Nhắc đến Trà Vinh, mọi người nghĩ ngay đến dừa sáp và bùn nước lèo. Nhưng đó không phải là tất cả. Trà Vinh còn nổi bật nhờ vào bản sắc văn hoá đa dạng, nơi giao thoa giữa 3 dân tộc Kinh, Khơ Me và Hoa.

Thời gian du lịch

Khách du lịch có thể đến đây vào bất kì thời điểm nào trong năm nhưng tuyệt nhất sẽ là trong khoảng thời gian từ tháng giêng đến tháng  5 âm lịch hay tháng 10 âm lịch. Trong thời gian này, Trà Vinh diễn ra rất nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá phong phú.

Phương thức di chuyển

Trà Vinh chỉ cách TPHCM 145km, du khách có 2 lựa chọn để di chuyển:  hoặc đi bằng xe khách thì có các hẵng xe như Tấn Cường, Thanh Thuỷ, Kim Hoàng, Định An… chạy tuyến đường Hồ Chí Minh – Trà Vinh có giá 100.000-150.000đ; hoặc đi bằng xe máy theo quốc lộ 53 (200km).

Địa điểm lưu trú

Trà Vinh không có nhiều nhà nghỉ, khách sạn hoành tráng sang trọng, tuy nhiên phòng ốc sạch sẽ, an toàn, giá cả phải chăng. Giá dao động từ 240.000-580.000 đồng/đêm.

Một số khách sạn đáng tin cậy để du khách lựa chọn như: Cửu Long, Thanh Trà, Gia Hòa 1, Lưu Luyến, Hoàng Phúc… Đặc biệt vào các dịp lễ hội du khách nên đặt phòng trước, tránh tình trạng không tìm được nơi trọ.

Điểm tham quan hấp dẫn

Ao Bà Om(còn gọi là ao Vuông): Tọa lạc tại phường 8, thành phố Trà Vinh. Được công nhận là di tích, danh thắng cấp quốc gia, Ao Bà Om trở thành điểm tham quan nổi tiếng và thu hút du nhiều khách thập phương đến với Trà Vinh. Ao có hình vuông khá chuẩn với độ dài mỗi cạnh áng chừng 200m. Mặt nước ao trong và phẳng lặng được bao bọc xung quanh bởi những cây sao, dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi với phần rễ trồi lên tạo thành những hình dạng độc đáo. Bên cạnh việc tham quan, chụp ảnh thưởng ngoạn khung cảnh trong lành, mát mẻ, nơi đây du khách sẽ được nghe kể về sự tích ra đời cùng với những truyền thuyết, sự tích ly kì của ao.

2

Ao Bà Om xanh mát còn được gọi là ao Vuông – Ảnh: theo Panoramio

Biển Ba Động (thuộc huyện Duyên Hải, cách trung tâm thị xã Trà Vinh khoảng 55km): Là một trong những bãi biển đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long, Biển Ba Động đang trở hành một điểm đến lý tưởng của du khách bởi sự hoang sơ, bãi cát phẳng lì trải dài đầy hấp dẫn với những hàng phi lao xanh vút. Đến đây, du khách có dịp thưởng thức các loại đặc sản như dưa hấu Ba Động, nghêu Nhà Mát, tôm sú Cồn Cù, đuôn Chà là, cá kèo kho gợt … với giá cả phải chăng.

1

Biển Ba Động trải dài với bầu trời xanh – Ảnh: theo Panoramio

Chùa Hang: toạ lạc ở khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, Chùa Hang là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Trà Vinh. Cách trung tâm thành phố Trà Vinh 5km theo quốc lộ 54, chùa có cổng xưa, xây ba hình vòm cong giống như một cái hang nên người dân nơi đây gọi là chùa Hang. Ngôi chùa có diện tích 10ha thuộc phái Phật giáo Nam tông Khơ Me. Chùa chiếm vai trò quan trọng về đời sống và tinh thần đối với người dân nơi đây. Bời đây không chỉ là nơi tu hành của các nhà sư mà còn là nơi giáo dục đạo đức cho các thanh niên Khmer và bảo tồn truyền thống văn hoá nghệ thuật của dân tộc.

chuahang2

Toàn cảnh vẻ đẹp kiến trúc của chùa Hang.

Bên cạnh các điểm tham quan nổi bật trên, du khách còn có thể đến thăm rừng ngập mặn Duyên Hải, khu di tích Bến tiếp nhận vũ khí Cồn Tàu, Chùa Âng,…

Lễ hội truyền thống

Lễ hội Nghinh Ông (còn gọi là Cúng Biển): được xem là lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu diễn ra vào các ngày 10-12 tháng 5 âm lịch, Lễ hội được tổ chức nhằm bày tỏ lòng biết ơn của ngư dân đối với đất trời, biển cả và những bậc tiền hiền hậu hiền có công với làng, với nước đồng thời cầu cho một mùa đi biển mới mưa thuận gió hòa, tôm cá bội thu. Khách thập phương được dịp tham gia các trò chơi truyền thống như đi cà kheo, xem hát bội, đua thuyền buồm, đua thuyền chèo…

Lễ hội Chôl Chnăm Thmây: Lễ Tết lớn nhất trong năm của người Khơ Me diễn ra giữa tháng 3 âm lịch. Lễ hội đánh dấu năm mới, tuổi mới với nhiều điều may mắn, mùa vụ bội thu và được kéo dài trong 3 ngày. Không khí tại các chù và các phu sóc Khmer gần như náo nhiệt suốt ngày đêm.

tetkhmer

Ca múa nhạc mừng lễ Chôl Chnăm Thmây tại Trà Vinh

Lễ hội Ok Om Bok (còn gọi là lễ Cúng Trăng): diễn ra vào rằm tháng 10 âm lịch, là hội truyền thống lâu đời của đồng bào Khmer. Người dân tổ chức lễ Cúng Trăng để tỏ lòng biết ơn đối với mặt Trăng – vị thần thiên nhiên cai quản thời viết và mùa màng trong năm vì đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, đem lại sự ấm no. Các hoạt động diễn ra tại lễ hội như thả đen gió, kéo co, đập nồi… Năm 2014, lễ hội Ok Om Bok của người Khmer tỉnh Trà Vinh được chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ghe-Ngo-Race-Festival-in-Soc-Trang-3

Thả đèn trời mừng lễ Ok Om Bok

Ngoài ba lễ lớn trên cong có các lễ hội tiêu biểu thú vị khác như lễ hội Tết Nguyên Tiêu tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng Giêng; Vu Lan Thắng hội, lễ hội tiêu biểu của cộng đồng người Hoa, diễn ra từ 15-27/7 âm lịch…

Quà mua về

Sau chuyến du lịch đa văn hoá của mình, du khách có thể mang về cho mình và người thân các món quà mang đậm hương sắc mảnh đất Trà Vinh như: tôm Khô Vinh Kim, rượu Xuân Thạnh, dừa sáp Cầu Kè, bánh tét Trà Cuôn ….

Theo Vnexpress.

Leave A Reply