“Bánh Da Lợn” một miền kí ức Việt Nam…

0

( ĐĐDL Tổng hợp ) Món bánh da lợn ắt hẳn đã đi vào tiềm thức của người Việt nhất là thế hệ 8X, 9X, kết hợp với vị béo từ nước cốt dừa, cùng cái bùi bùi của đậu xanh, hương thơm quyến rũ từ lá dứa đã tạo ra chiếc bánh da lợn vô cùng hấp dẫn…

Xem thêm:

Phố Hội không chỉ là một điểm du lịch Quảng Nam nổi tiếng mà nơi đây còn là nơi xuất xứ của nhiều món ăn ngon ở Quảng Namkhiến thực khách phải nhung nhớ, vấn vương và có lẽ trong đó không thể thiếu món bánh da lợn. Nhìn những chiếc bánh xinh xinh với màu sắc nhẹ nhàng quyến rũ trông như một tác phẩm nghệ thuật, hẳn ai cũng cảm nhận được để làm nên món bánh da lợn Hội An là cả một sự kỳ công.

p-txtNguồn internet

Về tên gọi của món bánh này đã có không ít tranh luận, bởi không hiểu sao phương ngữ Tây Nam bộ gọi lợn là heo, có khá nhiều thành ngữ dành cho từ này như “ham ăn như heo”, có loại bánh mang tên khá vui tai là bánh lỗ tai heo. Vậy mà không hiểu tại sao Tây nam bộ lại tồn tại một loại bánh  – bánh da lợn, mà không gọi là bánh da heo.

20160223110042-12744751-1664019133848761-520414680903473087-n

Bây giờ, người ta đã có thể mua bột sẳn ngoài chợ về làm, nhưng các bà, các mẹ ngày xưa để làm bánh thì phải mất khá nhiều công phu. Phải lấy gạo ngâm mềm tẻ nước rồi xay nhuyễn, cho đường vào xay chung, với bột, bồng lại, dằn khô. Sau đó nhồi bột với nước lạnh cho đến một độ loãng vừa phải mới làm bánh.

cach-lam-banh-da-lon-ngon-lanh-dep-me-ly-1Khâu chuẩn bị nguyên list cũng quan trọng không kém

Món bánh da lợn Hội An được làm từ đậu xanh, bột nếp nhưng cầu kỳ từ việc chọn nguyên liệu cho đến hấp bánh nên chiếc bánh da lợn ở Hội An có hương vị và cách trình bày riêng, không giống ở các nơi khác. Chính vì thế từ lâu nay, những tấm bánh này cũng trở thành một miếng ngon của phố Hội.

Loại bánh này thường có màu chủ đạo là ngà vàng của đường, màu xanh của lá dứa. Với lá dứa không nên dùng quá nhiều vì bánh sẽ có mùi hăng, dùng với số lượng vừa đủ sẽ cho bánh có mùi thơm nhẹ.

dc0c677e25430c4a26f97b5e4245e60eBánh đủ màu sắc bắt mắt

Chuẩn bị xong hết nguyên liệu thì bắt xửng hấp lên bếp, thoa một lớp dầu ăn vào lòng xửng để bánh không bị dính, đổ từng lớp mỏng xen nhau giữa hai loại bột vào xửng hấp. Người làm bánh phải đợi từng lớp bột thật chín mới đổ tiếp lớp bột khác… Cứ thế làm tương tự cho đến khi hết bột thì thôi. Ngày nay, khi hấp bánh chúng ta dùng xửng hấp tiện lợi biết bao, còn ông bà ngày xưa thì lấy cái rế nhắc nồi bằng tre còn mới úp ngược trong lòng một cái xoong, rồi đặt xửng bột vào.

cach-lam-banh-da-lon-thom-ngon-dai-dai1

Bánh da lợn Hội An mang đến những đặc trưng riêng của món bánh ngon mang hương vị bột nếp lúa mới – thứ bột nếp được làm từ loại nếp ngon, mới gặt hột còn mẩy, chắc, ít lộn tẻ để mặt bánh luôn láng mượt, óng ả. Đậu xanh làm nhân bánh hạt phải nhỏ, ruột vàng, sau khi loại bỏ những hạt sâu, vo sạch đem hấp thật chín rồi đánh nhuyễn.

Dáng hình và màu sắc của bánh là rất quan trọng, vì vậy người làm bánh phải cẩn thận, khéo léo. Khi làm bánh những người thợ khéo tay còn vắt nước cốt dừa, giã lá dứa tươi trong nước dừa để lấy màu xanh tự nhiên và tạo mùi vị hấp dẫn hơn. Nước cốt dừa, bột năng, bột nếp, đường chia làm đôi, một nửa đem hòa với hỗn hợp đậu xanh, nửa còn lại hòa với hỗn hợp lá dứa, lọc qua rây nếu thấy bột bị lợn cợn.

am-thuc-mien-tay-mytour-4Những chiếc bánh nhỏ xinh rất ngọt ngào

Trước khi hấp, láng một lớp dầu ăn vào lòng khuôn, đặt khuôn vào nồi hấp. Đổ một lớp hỗn hợp lá dứa vào khuôn, hấp chín xong thì đổ tiếp hỗn hợp đậu xanh. Làm tương tự cho đến khi hết bột hoặc vừa đầy khuôn (các lớp bột cần hấp chín hẳn mới đổ tiếp). Khi chín lớp cuối cùng lấy khuôn ra, đợi thật nguội mới lấy bánh ra khỏi khuôn.

Nguyên liệu dễ kiếm, cách chế biến cũng rất đơn giản chắc hẳn sẽ là món ăn thú vị dành cho những tín đồ ẩm thực mê mệt.

Địa Điểm Du Lịch tổng hợp / Theo ttvnol.com

 

Comments are closed.