Thăm nhà cổ đẹp nhất Việt Nam

0
(ĐĐDL Tổng Hợp) Được xây dựng từ hơn 200 năm trước đây, ngôi nhà cổ Tấn Ký tại trung tâm thành phố Hội An (Quảng Nam) mang kiến trúc hình ống đặc trưng và là ngôi nhà cổ đầu tiên của Việt Nam được công nhận Di tích quốc gia.

Tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học, Hội An, nhà cổ Tấn Ký được xem là ngôi nhà cổ đẹp và lâu đời nhất Việt Nam.Với lối kiến trúc độc đáo, đây là nơi gắn bó với 7 thế hệ sinh sống.

nha-co-Tan-Ky-du-lich-Hoi-An-di-du-lich-Quang-Nam-1

Mặt tiền nhà cổ Tấn Ký, Hội An.

Nội thất nhà chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Đặc biệt, tất cả đều không có cửa sổ. Thế nhưng, không giống như những ngôi nhà ống trên các dãy phố mới ở các đô thị mới ở Việt Nam hiện nay, nhà cổ Tân Ký không có cảm giác nặng nề, ngột ngạt nhờ sự thông thoáng ở mặt tiền, mặt hậu và nơi giếng trời.

Căn nhà được dựng nên bởi những đường nét kiến trúc đa quốc gia. Ở đây có thể nhìn thấy những chi tiết của kiến trúc Nhật, thể hiện ở chi tiết trồng rường giả thủ. Kiến trúc Trung Hoa được đan xen với hình ảnh thanh kiếm vắt chéo cùng dải lụa. Kiến trúc Việt Nam cũng không thể thiếu trong căn phòng này thể hiện qua những đường nét kiến trúc trên tầng hai với mái âm dương.

e1baa3nh-31

Nội thất bên trong nhà cổ Tấn Ký.

Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất, nhập hàng hóa. Vật liệu trang trí nội thất ngôi nhà chủ yếu là các loại gỗ quý, được trạm trổ rất tinh xảo; các hình rồng, hoa quả… thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.

Ngoài vật liệu gỗ, gạch và đá cũng được sử dụng nhiều ở các chi tiết như sàn, ngoại thất, tường… được mang về từ Bát Tràng, Thanh Hóa, Non Nước… Căn nhà có hệ sàn đá rất bền theo thời gian. Sau nhiều lần nước lụt ngập mênh mông, đến khi nước rút, toàn bộ hệ sàn vẫn còn lại như chưa từng trải qua một biến cố nào.

Ngôi nhà cũng là nơi lưu trữ của hàng ngàn đồ vật cổ có niên đại trăm năm tuổi, có những đồ cổ vô giá như chén Khổng Tử cùng với những tương truyền xoay quanh nét độc đáo của nó. Đó là một loại chén có vẻ ngoài trang trí đơn giản theo kiểu Trung Hoa, nhưng khi từ từ rót nước gần đầy thì phải ngừng lại bởi nếu rót thêm thì nước sẽ tự chảy đi hết. Theo Khổng Tử, chiếc chén cũng là đạo lý muốn con người cần phải kiềm chế hành vi và giữ cho ý nghĩ luôn ở trạng thái trung hòa, không thái quá.

Hoi-an-31

Cận cảnh chén Khổng Tử.

Ngoài ra căn nhà còn có những đồ cổ bằng gốm, sứ như: chén, đĩa, bình gốm cổ hay những vật dụng được làm bằng gỗ như bàn, ghế khảm xà cừ, những bức hoành phi, tủ kệ … nhưng đặc biệt được du khách chú ý đến là bức hoàng phi được chạm khắc bách điểu trên từng chữ Hán. Nhìn từ xa du khách sẽ thấy đó là đôi câu đối với những đường nét tinh xảo nhưng lại gần thì đó lại là hiện thân của 100 con chim nhỏ được các nghệ nhân điêu khắc cực kì tinh xảo.

Hằng ngày, ngôi nhà vẫn mở cửa chào đón du khách ở phương xa đến đây, tham quan, thưởng thức kết cấu cổ cùng thiết kế độc đáo với nghệ thuật tài hoa của nghệ nhân xửa. Ngôi nhà đã phản ánh chân thực đời sống văn hóa cũng như tinh thần của cư dân phố Hội bấy giờ.

Tổng hợp / Theo Tuổi Trẻ/Theo Tuổi Trẻ.

Leave A Reply