Bí mật về ý nghĩa hình xăm của các nước trên thế giới

0
(Dia diem du lich) – Nghệ thuật xăm xuất hiện rộng rãi trên toàn thế giới: người Ainu ở Nhật Bản, người Berber ở Bắc Phi, người Maori ở New Zealand, những bộ lạc ở vùng đào Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Châu Âu,… Bất chấp những điều cấm kỵ xung quanh việc xăm mình, nghệ thuật này vẫn trở thành một phần phổ biến trên thế giới.

1Mỗi hình xăm đều ẩn chứa một ý nghĩa riêng

Mỗi hình xăm đều ẩn chứa một ý nghĩa riêng

Xăm là một hình thức ghi dấu vĩnh viễn bằng mực làm thay đổi sắc tố da để làm đẹp, tạo ấn tượng hoặc những nguyên nhân khác. Xăm ở người là một loại hình nghệ thuật cơ thể trong khi xăm ở động vật thường để nhận biết và đánh dấu là vật sở hữu. Hình xăm ngày nay không chỉ là những nét vẽ trang trí mà còn được nhiều người ưa thích như một cách thể hiện bản thân hoặc đánh dấu sự trưởng thành.

Batek (hay Bontok, Batok) là biểu tượng của sự gan dạ ở Philippines, dùng để đánh dấu sự trưởng thành của người được xăm. Người thợ xăm sẽ dùng mũi kim (gisi) được gắn vào một thanh gỗ nhỏ (pat-ik) để xăm lên da hình các con vật như: chim, rết, thằn lằn…

2Người thợ xăm sẽ dùng mũi kim (gisi) được gắn vào một thanh gỗ nhỏ (pat-ik) để xăm

Người thợ xăm sẽ dùng mũi kim (gisi) được gắn vào một thanh gỗ nhỏ (pat-ik) để xăm

Sak Yant (hay Sak Yan, Yantra) là một loại hình xăm được nhà sư xăm lên người các chiến binh xưa để bảo vệ và tiếp thêm sức mạnh cho họ trong các trận chiến ở Thái Lan. Đây là hình xăm phổ biến nhất của Sak yant, còn được gọi là Taew. Mỗi dòng tượng trưng cho 1 câu thần chú và chỉ cần hô vang 108 lần thì sẽ có một sức mạnh tâm linh được mang lại cho người đó. Các nghệ nhân xăm Sak Yant dùng thanh nhọn được làm bằng sắt hoặc tre (mai sak) nhúng vào một loại mực đặc biệt làm từ nọc rắn, than, các loại thảo mộc, tàn thuốc và xăm lên da. Do đó, hình thức không gây hỏng da, chảy ít máu cũng như đóng vảy trên hình xăm. Hơn nữa, sử dụng trúc để xăm cũng nhanh hơn so với bình thường.

3Không ai biết được đầy đủ các nguyên liệu thực sự trong mực xăm Sak Yant vì đó là bí mật của các nhà sư

Không ai biết được đầy đủ các nguyên liệu thực sự trong mực xăm Sak Yant vì đó là bí mật của các nhà sư

Hình xăm ở Nhật Bản được coi là biểu tượng tâm linh, dùng để trang trí cơ thể và đôi khi cũng là hình phạt. Thường hình xăm Irezumi gắn liền với tội ác và hình ảnh các băng đảng mafia khét tiếng. Hình xăm (Irezumi) cũng được sử dụng từ giới tội phạm bakuto. Bakuto giang hồ đã từng phạm tội thường xăm một vòng màu đen quanh bắp tay. Xăm mình sớm trở thành một cuộc thử thách sức chịu đựng, sức khoẻ khi họ phải thực hiện toàn bộ quá trình trong nhiều giờ để có được một hình xăm hoàn chỉnh. Hình xăm cũng sẽ tạo nên một dấu hiệu đặc biệt ngăn cách họ với xã hội. Một vài mẫu phổ biến của loại hình xăm này là: cá vàng mùa thu, hổ và cây tre…
4Hình xăm ở Nhật Bản được coi là biểu tượng tâm linh, dùng để trang trí cơ thể và đôi khi cũng là hình phạt

Hình xăm ở Nhật Bản được coi là biểu tượng tâm linh, dùng để trang trí cơ thể và đôi khi cũng là hình phạt

Chính từ Tatau (tiếng Samoa) đó là xuất xứ của từ tattoo (tiếng Anh) và tatouage (tiếng Pháp) có nghĩa là xăm mình. Xăm trở nên phổ biến trong cộng đồng những người thuỷ thủ, sau đó đã lan rộng khắp Châu Âu. Hình xăm truyền thống của đàn ông Samoa là pe’a, xuất hiện từ hông đến đầu gối, còn phụ nữ là malu, từ đùi xuống dưới đầu gối.

Người dân Samoa ở Polynesia có lịch sử xăm mình với mục đích để phân thứ hạng và địa vị trong xã hội như đối tượng đứng đầu gia tộc, con cháu của những gia đình quyền quý. Những hình xăm đó sẽ tồn tại vĩnh viễn trên cơ thể người và những bậc thầy xăm mình sẽ thực hiện điều đó.

5Đùi của nam giới Samoa xăm trổ nhiều hình vẽ khiến người khác cho rằng họ đang mặc quần, dù thực tế là họ không mặc gì cả

Đùi của nam giới Samoa xăm trổ nhiều hình vẽ khiến người khác cho rằng họ đang mặc quần, dù thực tế là họ không mặc gì cả

Người Maori ở New Zealand – Đông Polynesia cũng có truyền thống xăm mình và gọi nó là “moko”. Người ta sử dụng gỗ để khắc trên da tạo nên những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc. Mỗi moko sẽ cho mọi người biết đối phương thuộc địa vị, dòng dõi hay bộ lạc nào. Thêm vào đó, nó cũng thể hiện những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của người dân Maori. Moko thường được xăm ở cằm hoặc gót chân vì họ coi đầu là bộ phận linh thiêng nhất của cơ thể.

6Moko thường được xăm ở cằm vì họ coi đầu là bộ phận linh thiêng nhất của cơ thể

Moko thường được xăm ở cằm vì họ coi đầu là bộ phận linh thiêng nhất của cơ thể

Một trong những bộ tộc lâu đời của người Đài Loan: tộc Atayal (hay còn được biết đến với tên gọi Tayal hay Tayan) có truyền thống xăm mặt ptasan. Khi đến một độ tuổi nhất định, người đàn ông sẽ được xăm lên trán và khi làm cha thì thêm hình ở dưới cằm.

Còn với người phụ nữ thì phải hoàn thành công việc gia đình, đồng áng để có được hình xăm. Theo truyền thống, hình xăm cũng là phần thưởng cho các cuộc đi săn thành công. Bộ tộc xăm bằng cách dùng một loại búa đặc biệt (totsin) đóng vào atok (một bàn chải gồm 4-16 chiếc kim là gai từ cây cam hoặc quýt đã được tẩm mực ihoh), khắc vào da.

7Xăm mặt ptasan là truyền thống của bộ tộc Atayal (Đài Loan)

Xăm mặt ptasan là truyền thống của bộ tộc Atayal (Đài Loan)

Mehndi là một loại hình của nghệ thuật vẽ Henna đã tồn tại 5.000 năm ở Ấn Độ. Loại hình xăm này thường được sử dụng vào các dịp quan trọng như: đám cưới (xăm trên người cô dâu), sinh nhật hay các ngày lễ… Nhưng thực tế, Mehndi chỉ là hình thức xăm tạm thời. Vẽ Henna được cho là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc và khoái lạc. Người Ấn Độ xăm bằng bột Henna đựng trong túi nhỏ và vẽ lên tay, chân.

8Nghệ thuật vẽ Henna thường được sử dụng xăm trên người cô dâu như những lời chúc phúc

Nghệ thuật vẽ Henna thường được sử dụng xăm trên người cô dâu như những lời chúc phúc

Người dân Hawaii ở Polynesia cũng có truyền thống xăm mình lâu đời và vô cùng đặc sắc. Hình xăm không chỉ được tạo ra với mục đích trang trí, phân biệt địa vị mà nó còn có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe và linh hồn chủ nhân những hình vẽ trên cơ thể. Họ tạo ra những mẫu xăm vô cùng tinh xảo trên cánh tay, bắp chân, thân trên, mặt của nam giới với các hình vẽ mô phỏng các họa tiết thêu thùa và các hiện tượng tự nhiên. Trong khi đó, phụ nữ sẽ xăm hình lên bàn tay, ngón tay, cổ tay và lưỡi.
9Người dân Hawaii ở Polynesia cũng có truyền thống xăm mình lâu đời và vô cùng đặc sắc

Người dân Hawaii ở Polynesia cũng có truyền thống xăm mình lâu đời và vô cùng đặc sắc

Đảo Borneo ở Indonesia là một trong số rất ít nơi trên thế giới vẫn còn lưu giữ truyền thống xăm mình. Môn nghệ thuật này có lịch sử phát triển từ hàng ngàn năm trước. Mặc dù đã bước sang thế kỉ 21, các bộ lạc sống trên đảo Borneo rất hiếm khi giao tiếp với thế giới bên ngoài. Vì vậy, những hình xăm đặc biệt có từ ngàn đời của họ được lưu truyền từ đời này sang đời khác mà người phương Tây thường gọi là họa tiết “thổ dân”.

Địa Điểm Du Lịch tồng hợp

Leave A Reply