Bộ chiêng M’Lem-Biểu tượng giàu có và hùng mạnh ở Gia Lai

0
(ĐĐDL Tổng Hợp) – Cồng chiêng là loại nhạc khí có giá trị đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Tây Nguyên. Tại Gia Lai, bộ chiêng M’Lem được xem là biểu tượng quyền lực, thịnh vượng của địa phương.

Hiện nay ở Gia Lai, có 3 loại chiêng được đồng bào dân tộc Jrai và Banah sử dụng thường xuyên, có nguồn gốc từ những nơi khác nhau: Chiêng Lào-được đưa từ Lào sang; chiêng Yua-do người Kinh đúc; Chiêng Kur-được đưa từ Campuchia về.

runglonlaivangtiengcongchieng

Cồng chiêng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa Tây Nguyên

Chiêng M’Lem còn có tên gọi khác là Chiêng Ơi Yoh thuộc loại thứ 3, được sưu tầm từ huyện Ia Dao, Campuchia. Cả bộ M’Lem có 7 chiếc, gồm 6 chiêng và một cồng. Chiếc lớn nhất có đường kính 17cm, chiếc nhỏ nhất có đường kính 12cm. Chủ nhân của bộ chiêng này là ông Rmah Yoh-thuộc chi nhánh lớn nhất trong dòng họ Rmah. Hiện tại, bộ chiêng M’Lem đang được lưu giữ tại bảo tàng Gia Lai.

Giá trị to lớn của bộ chiêng nằm ở câu chuyện lịch sử đằng sau nó. Chuyện kể rằng ông Rmah Yoh thuở xưa sở hữu cả một vùng đất đai rộng lớn từ Hàm Rồng đến tận An Phú. Ông rất quý bộ chiêng M’Lem của mình nhưng đến lúc mùa màng thất bát, đề cứu dân làng, không còn cách nào khác, Rmah Yoh quyết định bán nó cùng một số voi cho Lào hoặc Thái Lan.

chiengMLem (2)

Bộ chiêng M’Lem hiện đang được lưu giữ ở Bảo tàng Gia Lai

Khi dẫn voi đi trên đường, ông thấy xung quanh măng mọc cao. Rmah cho rằng đây là tín hiệu khả quan báo mùa đói kém đã qua, vì thế ông quyết định không bán nữa mà dẫn voi, chiêng cùng đoàn nô lệ quay về. Kể từ lúc ấy, ông càng yêu quý bộ chiêng hơn và xem nó là vật thiêng liêng. Ông cũng truyền dặn chỉ những người trong dòng họ Ơi Yoh mới được giữ và chỉ dùng nó trong lễ cúng dòng họ hoặc khi làm lễ ở nhà rông cầu tế thần linh.

Sau đó, nhiều biến cố xảy ra, 8 người con trong dòng họ Ơi Yoh bị người Xê sát hại và chôn ở 8 cái cột nhà rông để biểu thị sức mạnh. Để bảo vệ gia tộc, những người còn lại trong họ Ơi Yoh phải chạy trốn sang Ia Dao, Campuchia và không quên mang theo bộ chiêng M’Lem như một linh vật quý giá.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, bộc chiêng được nguyên Giám đốc và Giám đốc Bảo tàng tỉnh-ông Đinh Vân Sơn và bà Nguyễn Thị Kim Vân sưu tầm từ ông Rmah Hanh-con cháu dòng họ Rmah.

images868687_1_tran_dung

Chỉ con trai trong dòng họ Ơi Yoh mới được truyền lại bộ chiêng M’Lem qua các đời

Đến nay, đã trải qua 27 năm, bộ chiêng này vẫn được gìn giữ và bảo quản nguyên trạng như lúc ban đầu và không ngừng phát huy giá trị của nó. Vượt ra ngoài những yếu tố về âm nhạc, về tinh thần chúng là niềm tự hào của cả cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở Gia Lai. Tiếng cồng chiêng xuyên suốt một đời họ, thực sự là linh hồn của các dân tộc nơi đây.

Ngọc Thùy Tổng hợp / Theo Tuổi Trẻ

Leave A Reply