Lý do Quảng Bình có nhiều hang động tuyệt mỹ

0
(ĐĐDL Tổng Hợp) – Chuyên gia hang động Hoàng gia Anh, ông Howard Limbert đã giải thích lý do Quảng Bình có nhiều hang động lớn, khổng lồ và đẹp mê hồn.

Ông hiện có mặt tại Quảng Bình với sứ mệnh giới thiệu tiềm năng hang động của địa phương này đến với thế giới.
20141027192712-howard-limbert-xin-dung-gay-hai-toi-thien-nhien-son-doong-tccl-1

Ông Howard Limbert trong hành trình khám phá hang động tại Quảng Bình

Trong đó, yếu tố địa hình được ông nhấn mạnh. Theo Howard Limbert, Quảng Bình có các khối núi đá vôi liền mạch, ít đứt gãy nên các hang động thường kéo dài từ vài cây số đến vày chục cây số, tạo nên những buồng hang rộng đến mức lớn nhất thế giới như Sơn Đoòng.

Tiềm năng hang động rất lớn

Ông Howard cho biết các chuyên gia chỉ mới khám phá được 10% hoang mạc đá vôi này, còn 90% nữa chưa ai biết đến, rất có thể có hang động mới hơn Sơn Đoòng.
tin-tuc-hang-son-doong (1)

Vẻ đẹp thoát tục của hang Sơn Đòong

2 hệ thống hang động được khám phá là hệ thống hang Vòm và hệ thống hang Phong Nha. Ngoài ra, còn một hệ thống thứ ba chưa được khám phá là sông Chày. Do lượng nước ở lỗ phun tại gần Eo Gió rất lớn nên rất có thể qua dãy núi dọc đường Hồ Chí Minh tuyến tây tại điểm nước Mọoc, sẽ có một hang động khổng lồ.

Sau hàng chục năm tìm kiếm, nhóm nghiên cứu của ông mới khái quát sơ bộ được khối núi Kẻ Bàng liền mạch lớn nhất thế giới, không bị đứt đoạn, dẫn đến trong lòng nó có nhiều hang động chằng chịt là các kỳ quan của tự nhiên. Dự kiến, vào tháng 3/2006, đoàn của ông Howart sẽ có cuộc tìm kiếm hang động mới nhất.

Limbert_1

Mới chỉ có 10% hang động được khám phá

Cơ chế hình thành hang động

 “Cách đây trên 460 triệu năm, các loài vỏ sò, xương của các loài sinh vật biển chìm dười đáy biển chứa trong đó khoáng chất canxi, kết hợp với nước biển thành canxicacbonat có đặc tính hòa tan thấp. Lớp mùn từ các loài vỏ sò, xương động vật biến thành màu đen và hoá thạch. Sự biến đổi trong thành phần hoá học của nước biển qua hàng triệu năm làm biến đổi tính chất của đá từ khi là lớp bùn ban đầu đến khi trở thành đá”, theo công bố của một công trình khoa học của tổ chức hợp tác Đức (GIZ) do ông Andrew P.Spate công bố.

Cơ chế này còn bao gồm việc kiến tạo địa chất hình thành vỏ trái đất đẩy những lớp đá trầm tích nhô lên từ đáy biển và tạo thành những ngọn núi tại Phong Nha. Nước mưa hàng triệu năm bào mòn đá vôi, chúng thấm vào những kẻ nứt, chảy xuống các phân lớp đá khác nhau, hòa tan dần các lớp đá vôi. Qua hàng trăm triệu năm, khe nứt bị bào mòn thành hang động.

son_doong1

Nhiều nơi trong hang rất khó tiếp cận

Với tốc độ khám phá như hiện nay, nhóm nghiên cứu của Howard Limbert cho là có khả năng không thể tìm hiểu được hết vì có nhiều nơi rất khó tiếp cận. Ông chia sẻ người dân bản địa đã giúp đỡ nhóm rất nhiều. “Sự khổng lồ và tính bí ẩn của khối núi đá vôi được rừng rậm che phủ qua hàng triệu năm đã tạo nên nét độc nhất vô nhị của hệ thống hang đá nơi đây”.

Leave A Reply