Ấm lòng với cháo bò Tri Tôn

0
(ĐĐDL Tổng Hợp) Lòng bò và trái trúc, hai nguyên liệu có vẻ như không liên quan gì đến nhau này lại “đồng ca” hài hòa trong tô cháo bò Tri Tôn, khiến ai một lần nếm thử cũng sẽ nhớ mãi không quên

1 - Cháo bò

Từ xa xưa, hai huyện miền núi trên của An Giang – Tri Tôn và Tịnh Biên – là “quê hương” của  nhiều món bò ngon nổi tiếng như bò xào lá dang, lạp xưởng bò, bò nướng lá trúc, khô bò. Đặc biệt nhất phải kể đến chính là món cháo bò.

Một tô cháo bò Tri Tôn đúng nghĩa là Tổng hợp / Theo Tuổi Trẻ của thịt bò bản địa (bò nuôi tại vùng Bảy Núi), đặc biệt bộ lòng phải làm thật kỹ và thật sạch. Tuy tô cháo bò nào cũng nấu từ gạo, thịt, gân, đồ lòng và gia vị đi kèm là hành, ngò, gừng xắt nhỏ và các loại rau thơm như mò om, ngò gai, nhưng mỗi người nấu khác nhau sẽ đưa đến hương vị khác nhau. Kinh nghiệm truyền tai rằng, muốn cháo  ngon, người nấu phải luôn bắc trên bếp than hồng. Bộ lòng sau khi luộc chín nên để riêng.

Sáng sớm , khi trời còn se se sương, bụng khao khát một món điểm tâm ngon miệng mà có được tô cháo bò nóng hổi thơm ngon thì còn gì bằng! Miếng thịt tái mềm còn nguyên vị ngọt hay khoanh lòng trắng đục dai dai giòn giòn sẽ thay phiên nhau làm vui lòng bạn.

Chắc bạn cũng đang thắc mắc “Vậy còn trái trúc thì sao?”. Xin được giải đáp ngay, trái trúc là một loại trái đặc sản vùng Tịnh Biên và Tri Tôn, An Giang. Trái này giống như trái chanh nhưng nồng và the hơn. Nếu như những gì trên kia nghe có vẻ “vật chất” thì trái trúc chính là “phần hồn” của tô cháo bò. Dư vị chua thanh của nó sẽ thấm vào từng muỗng cháo, từng đũa thịt khiến cho món ăn bỗng chốc tinh tế hơn hẳn.

Muốn thưởng thức cháo bò Tri Tôn cách trọn vẹn, bạn còn phải ăn kèm với hàng loạt “phụ kiện” như một ít lá sách, một ít mắm gừng cùng với gan, phèo, huyết. Giá sống và rau thơm cũng là những sự lựa chọn phù hợp làm tôn thêm hương vị đậm đà của tô cháo.

Địa Điểm Du Lịch tổng hợp/ Theo Người Lao Động

Leave A Reply