Bến Tre – miền đất hứa của ẩm thực Nam Bộ

0
(ĐĐDL Tổng Hợp) Nhắc đến Bến Tre, ta nghĩ ngay đến hình ảnh những hàng dừa thẳng tắp xanh mát, những khúc sông tẻ ra hình nan quạt hay những cù lao quanh năm ngọt hương cây trái. Được thiên nhiên ưu đãi, vùng đất trù phú này còn là “miền đất hứa” của những món ăn vừa đậm đà hương vị miền Tây, vừa có chất rất riêng, rất Bến Tre!

Ốc gạo “7 món”

Ở Bến Tre, một số món ăn chỉ có theo mùa trong một thời gian nhất định và ngon nhất khi đúng mùa. Đối với vùng sông nước, ốc gạo là một món ăn quá đỗi quen thuộc. Nhưng để ăn được ốc gạo ngon nhất phải đợi đến tháng 5 âm lịch. Khi ấy, con ốc to bằng hạt mít, ruột trắng, thịt giòn giòn, vị béo ngậy lẫn trong mùi thơm ngòn ngọt. Đến mùa sinh sản vào tháng 7, tốt nhất nên chế biến ốc theo phương pháp luộc để giữ trọn vị ngọt của lớp mỡ trắng dưới yếm và độ giòn của ốc con. Khi nhai trong miệng, ta nghe tiếng kêu rôm rốp vui tai, còn vị giác thì thỏa thích với sự pha trộn mùi vị.

Ốc gạo còn được dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khác như: ốc gạo xào dừa, ốc gạo xào sả ớt, nấu lẩu mắm, đổ bánh xèo, trộn gỏi,… Món nào cũng mang nét độc đáo riêng, vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng và mang được “thần thái” của đặc sản Bến Tre.

1 (2)

Ốc gạo béo ngậy có thể chế biến thành rất nhiều món đậm chất Bến Tre

Đuông dừa

Là người dân xứ dừa thì ắt hẳn không có gì xa lạ với đuông dừa. Đây là một loại sâu sống trên cây dừa có hình thù to tròn, do vậy, món này không dành cho những người nhát tính.

Hấp thụ “tinh hoa” của dừa nên đuông cũng có vị ngọt béo đặc trưng. Món ăn độc đáo này cung cấp nguồn đạm phong phú, mang giá trị dinh dưỡng cao.

2 (2)

Những con đuông dừa tròn múp, là vật phẩm quý không dành cho người nhát tính

 

Có thể chế biến đuông dừa thành nhiều món khác nhau như đuông lăn bột chiên, đuông nướng, thậm chí chấm nước mắm ăn sống.

Chuối xiêm xào nước cốt dừa

Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không sử dụng nước cốt dừa để chế biến thức ăn. Các món ngọt được tăng thêm “đẳng cấp” khi rưới lên chút nước cốt sánh mịn, béo ngậy.

Chuối cũng là loại trái cây phổ biến ở miền Tây Nam Bộ. Sự kết hợp giữa hai loại quả này thì còn gì sánh bằng!

3 (2)

Sự kết hợp “bá chấy” của chuối và nước cốt dừa

Món này chế biến rất đơn giản. Chỉ cần xắt lát chuối xiêm cho vào chảo nấu sệt với nước cốt dừa. Xào đến khi chuối nóng thì thêm chút hành lá để tăng hương vị và cuối cùng khi rắc đậu phộng lên trên. Có thể thêm với khoai lang để tăng màu sắc và tạo thêm hương vị.

Bì bún Giồng Luông

Bì bún là món ăn khá quen thuộc, nhưng bì bún Giồng Luông là một đặc sản làm nên thương hiệu Bến Tre. Người làm món này nổi tiếng gần xa là bà Bảy Nhái, ở chợ Giồng Luông.

4 (1)

Ngon như bì bún chợ Giồng Luông

Một tô bì bún ngon là sự kết hợp của cả bún, bì, rau và nước mắm. Đa dạng mà hòa quyện. Quen thuộc nhưng đặc biệt. Bì được thái nhuyễn lẫn vào sợi bún gạo dẻo thơm. Nước mắm pha với công thức đặc biệt truyền lâu đời trong gia đình bà Bảy. Chỉ biết rằng, nước mắm pha sao cho ớt nổi đều, không bị chìm, nếm vào ngọt dịu. Thậm chí có người ăn xong tiếc vị, húp đánh soạt cả chén nước mắm vẫn không “đã”. Rau cũng phải đủ hương vị, mới khoái khẩu.

Cháo cua đồng

Cua đồng cũng là một quà tặng hào phóng của thiên nhiên cho vùng sông nước này. Món ăn dân dã cua đồng nấu cháo trở thành nỗi nhớ da diết của bao người xa quê.

Đặc biệt, để giữ trọn hương vị của món ăn, ta phải nấu trong nồi bằng đất theo cách dân gian. Gạch cua để nấu nước dùng, riêu cua thì làm từ cua xay nhuyễn.T rong nồi cháo cua đồng ở Bến Tre, người ta thường cho thịt, nấm, cá, trứng vịt lộn, tôm để làm đa dạng màu sắc và hương vị.

5 (1)

Ngọt thơm bát cháo cua đồng

Nồi cháo ngon hay dở là ở rau ăn kèm. Cháo thường cùng rau đắng, ngắt đọt non bỏ vào nồi để vị đắng của rau át vị tanh của cá, cua. Những ngày trời dịu, người ta còn bưng ra cho rổ rau đắng nhưng mát. Để đẩy lên vị ngọt, rổ rau còn có mướp hương, mồng tơi, rau ngót, kèo nèo, bông bí, bông thiên lý tùy mùa.

Quỳnh Anh Tổng hợp / Theo Tuổi Trẻ.

Leave A Reply