Đơn sơ vị bánh gio Kinh Bắc

0
(ĐĐDL Tổng Hợp) – Những người sành ẩm thực không thể không biết làng bún Đa Mai vang danh khắp xứ Kinh Bắc một thời. Nơi đây còn là quê hương của món bánh gio nổi tiếng gần xa.

Bánh gio còn gọi là bánh tro là món ăn đặc sản của làng Đa Mai (TP. Bắc Giang). Vốn được biết đến với nhiều loại món ăn độc đáo của các dân tộc, làng Đa Mai thật sư tạo nên thương hiệu của riêng mình với bún có truyền thống lâu đời. Dù vậy, đối với “thể loại” bánh ngọt, món bánh gio cũng là niềm tự hào không kém của người dân nơi đây.

banh tro moi

Những chiếc bánh gio với màu vàng đậm khi chấm với mật ong

Với thành phần nguyên liệu mộc mạc, giản đơn: gạo nếp, lá dong hoặc lá ỏng, cây dền gai, vỏ bưởi… nhưng muốn làm nên món bánh ngon không phải là chuyện dễ dàng. Nó đòi hỏi người làm bánh phải đạt đến sự tinh tế và khéo léo nhất định trong từng khâu chế biến để cho ra chiếc bánh gio vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt.

Đầu tiên, cần chọn loại nếp cái hoa vàng đem đãi sạch sao cho không còn sót lại sạn và gạo tẻ để đảm bảo chất lượng vỏ bánh. Những cây tạp nhạp, rơm khô, dền gai, vỏ bưởi khô… được phơi khô đốt lấy tro. Dùng tro đó pha với vôi để lắng lại rồi lấy nước trong. Trong khâu này cần đặc biệt chú ý lượng vôi cho vào, nếu nhiều quá bánh sẽ bị nồng, mất ngon. Tiếp đến, ta sử dụng nước này ngâm gạo nếp khoảng 4 – 5 tiếng rồi vớt ra, để ráo.

banh-tro805231231052013banh-tro805231231052013

Hương vị ngọt ngào tinh túy từ những loại nguyên liệu dễ thấy dễ tìm ở Bắc Giang

Khâu gói bánh quyết định yếu tố thẩm mỹ cho thành phẩm. Do vậy, ta dùng lá dong hoặc lá ỏng để đảm bảo màu xanh sau khi chần qua nước sôi, làm cho chiếc bánh gio trông hấp dẫn từ bên ngoài. Hơn nữa, khi gói bánh cần phải khéo léo cho gạo vào lòng chiếc lá sao cho gọn rồi quấn và bẻ mép lá ở hai đầu bánh thật khít, cân đối. Ta dùng dây lạt buột chặt vừa phải để tạo hình cho bánh, vừa đảnh bảo gạo nở bung thật đều đặn.

Sau khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị, ta cho bánh vào nồi nước, luộc khoảng 5-6 tiếng rồi vớt bánh ra để nguội.

Bánh gio thành phẩm đúng chất của làng Đa Mai sẽ có màu vàng nâu tựa như hổ phách trông rất bắt mắt. Khi thưởng thức món ăn, người dùng có thể chấm thêm đường hay nước mật và cảm nhận được vị thanh mát, dẻo thơm của hạt gạo hòa quyện tuyệt hảo cùng vị ngọt của đường. Đó là thành quả của bàn tay tài hoa, khéo léo của người thợ làm bánh.

Đặc biệt, bánh gio có thể để được từ 5 – 7 ngày nên không sợ phải ăn một lần gây ngán.

banh-tro-dan-mai978341231052013

Bánh gio là quà tặng đầy tấm chân tình của người làng Đa Mai

Trong dịp Tết đến xuân về, món bánh “quyến rũ” mang đậm vị cổ truyền này thật sự là một quà tặng ngọt ngào và đầy thân tình cho những vị khách phương gia. Nếm qua vị bánh gio, du khách sẽ cảm nhận được hồn quê chan chứa qua những gì mộc mạc và bình dị nhất.

 Ngọc Thùy Tổng hợp / Theo Tuổi Trẻ

Leave A Reply